Sàn mái bị thấm dột do đâu và cách khắc phục?

admin Xây dựng

Nhà đổ bê tông, mái bằng thường gặp các vấn đề ngấm mái, dột nước mưa ảnh hưởng đến không gian sống. Tường bên trong nhà ở cũng bị nấm mốc, hư hỏng làm giảm tính thẩm mỹ. Sàn sân tượng, trần nhà bị nứt hoặc làm mái không đảm bảo có thể là nguyên nhân gây những tình trạng trên.

Tuy nhiên, gia chủ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân sàn mái bị dột và cách xử lý hiệu quả. Sử dụng băng keo đa năng chống thấm nước có giải quyết được vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề thấm sàn, sân thượng và cách chống thấm mái hiệu quả cho gia chủ.

Nguyên nhân hiện tượng sàn mái bị thấm dột

Với nhà cao tầng, trần bê tông được đổ chắc chắn sẽ đảm bảo kết cấu ổn định, an toàn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sàn mái bị dột, nguyên nhân có thể do:

  • Chất lượng vữa thi công, đổ trần mái kém chất lượng, với các mảnh hở khí. Trần nhà chịu tác động của mưa gió, nắng bị nứt, ngấm nước mưa ảnh hưởng đến trần nhà bên trong. 
  • Tường gạch 1 lớp mỏng, dễ bị ngấm nước mưa, hiệu quả chống thấm ban đầu khi thi công không hiệu quả. Dẫn đến mưa nhiều, khiến sàn mái bị thấm dột ảnh hưởng đến kết cấu bên trong.
  • Sân thượng với vị trí mép tường tích tụ nước, vôi vữa nứt ra ngấm nước xuống phía dưới theo mép tường. 

Tình trạng trần sân thượng ngấm nước mưa, dẫn đến dột mái khá phổ biến. Lâu dần sẽ làm yếu kết cấu nhà ở, rêu mốc mọc. Nấm mốc tường nhà bếp, nhà vệ sinh hay các góc cạnh của phòng khách, phòng ngủ áp mái. 

Giải pháp khắc phục sàn mái bị thấm dột hiệu quả

Để khắc phục tình trạng mái bị thấm dột, gia chủ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng sàn mái bị thấm dột nước. Việc chống thấm có nhiều giải pháp, phù hợp với tình trạng mái, cụ thể như:

  • Giải sàn bitumen phủ toàn bộ bề mặt sân thượng. Bởi, bitumen có khả năng chống thấm nước vượt trội, tránh ngấm nước cho toàn bộ sàn mái. Tuy nhiên, bitumen chỉ áp dụng cho trần mái không được sử dụng, để không. Do, thành phần bitumen độc hại, có thể gây mùi khi trời nóng, dính bẩn ảnh hưởng đến hoạt động của con người.
  • Chống thấm cho mép tường, vị trí ngấm nước trên trần mái bằng bê tông trộn vật liệu chống thấm. lấp đầy các khe hở, nứt trên mái nhà, phủ lớp chống thấm bảo vệ.
  • Sử dụng băng dính chống thấm cho vị trí mép, trần bị nứt dẫn đến ngấm nước. Đặc điểm lớp keo chống thấm có độ bền cao, chống thấm theo điểm phù hợp với các vết nứt, mép tường trần nhà bị hư hỏng ngấm nước. Thành phần keo kết dính là bitumen siêu bền, siêu thấm nước và chịu nhiệt độ cao. Tuổi thọ của lớp băng keo chống thấm nước lên đến 5-10 năm sử dụng.

Trần nhà xây dựng không đúng quy cách, bị nứt hỏng sẽ là nguồn dẫn nước mưa ngấm vào kết cấu mái. Tình trạng cần được xử lý kịp thời để bảo vệ mái, trần và tường nhà khỏi hư hỏng. Các biện pháp bịt khe hở, chắn gió, lỗ thủng bằng băng keo, vữa chống thấm, sơn trần mái chuyên dụng… sẽ giúp bảo vệ nhà ở khỏi nguy hư hỏng, nấm mốc phát triển làm mất mỹ quan. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ hữu ích giúp gia chủ nhận định, xác định vấn đề và sửa mái hiệu quả.

You May Also Like..

Mách bạn địa chỉ xây thô uy tín hàng đầu tại Tp. Hồ Chí Minh

Xây nhà là một ngành đang trở nên giải quyết việc làm cho rất nhiều nhân công hiện nay. Với […]

Quy trình thi công gạch terrazzo cao cấp ốp tường nghệ thuật

Tường gạch thông thường được làm mới bằng các giải pháp thi công đặc biệt như: sơn trang trí, ốp […]

5 Lý do nên mua Quần áo mưa bộ tại Sanboo

Quần áo mưa bộ được nhiều người chọn mua để dùng nhất hiện nay. Với thiết kế riêng lẻ nên […]